Kinh tế La_Mã_cổ_đại

Nền kinh tế thời kì đầu phụ thuộc vào lực lượng lao động nô lệ, và nô lệ chiếm khoảng 20 phần trăm dân số. Giá của 1 nô lệ phụ thuộc vào kĩ năng của họ, và một nô lệ có huấn luyện y khoa tương đương với 50 nô lệ làm nông nghiệp. Vào các thời kỳ sau, việc thuê sức lao động trở nên kinh tế hơn là sở hữu nô lệ.

Tài chính

Mặc dù việc đổi hàng lấy hàng là thông dụng (và thường được sử dụng trong việc thu thuế) hệ thống tiền tệ đã phát triển ở mức độ cao, với tiền xu bằng đồng thau, đồng thiếc và kim loại quý được lưu thông xuyên suốt đế chế và ra ngoài biên giới (một vài đồng đã được phát hiện ở Ấn Độ).

Buôn bán

Ngựa thì quá đắt, và những súc vật thồ khác thì quá chậm cho buôn bán lớn trên những con đường của người La Mã dùng để nối giữa những bốt quân sự hơn là chợ và hiếm khi được thiết kế để dùng bánh xe. Do đó có rất ít vận chuyển hàng hoá giữa các vùng của La Mã, cho đến sự nổi lên của nền buôn bán bằng đường thuỷ của người La Mã vào thế kỷ thứ II TCN. Nền buôn bán nông nghiệp tự do đã thay đổi cảnh quan của Ý, và đến thế kỷ I TCN những điền trang nho và oliu rộng lớn đã thế chỗ những nông dân tiểu canh, những người đã không thể địch được với giá ngũ cốc nhập khẩu. Khối lượng buôn bán lớn đến nỗi chỉ một đụn những đồ chứa bằng gốm chưa hoàn tất đã cao tới hơn 40 mét và có chu vi tới 1 kilômét.